Bí quyết chữa nhiệt miệng cho trẻ hiệu quả nhất

Lá rau ngót có tác dụng giải độc, mát huyết, hoạt huyết. Vì thế khi bé bị nhiệt miệng mẹ có thể sử dụng phương pháp này. Với các bước đơn giản sau

Nguyên nhân dẫn đến bệnh nhiệt miệng ở trẻ nhỏ
Nhiệt miệng là những vết loét, xước hình tròn hoặc hình bầu dục. Thường xuất hiện ở niêm mạc má, nướu và lưỡi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh nhiệt miệng ở trẻ, có thể kể đến như:


Chức năng miễn dịch bị suy giảm. Trẻ bị nhiễm khuẩn phải dùng đến thuốc kháng sinh gây nóng. Dẫn đến xuất hiện những vết loét trong vòm miệng và lưỡi. Bên cạnh đó, nếu trẻ bị mắc các bệnh như chân tay miệng hay thủy đậu thì virus herpes không chỉ gây ra các nốt phỏng ở da mà có thể làm xuất hiện các nốt phỏng ở niêm mạc miệng gây nhiệt miệng ở trẻ.
Nguyên nhân gây bệnh có thể là do cọ sát làm tổn thương niêm mạc. Ví dụ như bé đánh răng hay ngậm phải vật sắc nhọn. Hoặc cũng có thể do bé lỡ cắn vào bên trong má dẫn đến nhiễm trùng do virus herpes gây loét miệng thậm chí gây nấm miệng ở trẻ.
Ngoài ra, thiếu dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng không đúng cách cũng là một trong số những nguyên nhân gây nhiệt miệng. Thiếu các vi chất dinh dưỡng như: vitamin A, vitamin C, vitamin các nhóm B, kẽm, protein…
Bé bị bệnh dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng cũng có nguy cơ bị mắc chứng nhiệt miệng.
nhiệt miệng ở trẻ
Làm thế nào để nhận biết trẻ bị nhiệt miệng?
Để biết bé yêu nhà mình có bị nhiệt miệng hay không, các bậc phụ huynh hãy quan tâm đến những biểu hiện sau:

Thứ nhất, xuất hiện vết loét (màu trắng hoặc ngà, quanh vết loét bị tấy đỏ) bên trong niêm mạc miệng, lưỡi khiến bé đau, khó chịu. Nhất là khi ăn bé quấy khóc, không chịu ăn, chảy nước dãi. Dẫn đến tinh thần uể oải, thiếu năng lượng sút cân nhanh.
Thứ hai, có thể gây sốt đột ngột hoặc nổi hạch.
Thứ ba, trẻ bị sưng nướu răng có thể gây chảy máu.
cách chữa nhiệt miệng cho trẻ
Một số cách chữa nhiệt miệng an toàn và hiệu quả cho trẻ
Mật ong
Theo nghiên cứu cho thấy dung dịch mật ong 30% có thể gây ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn, nấm có hại. Khi trẻ bị nhiệt miệng, mẹ có thể cho bé ngậm mật ong hoặc lấy tăm bông thấm mật ong vào chỗ bị loét. Đây là phương pháp rất được các bà mẹ tin dùng.

Lá rau ngót
Lá rau ngót có tác dụng giải độc, mát huyết, hoạt huyết. Vì thế khi bé bị nhiệt miệng mẹ có thể sử dụng phương pháp này. Với các bước đơn giản sau: rửa sạch lá, giã nát rồi ép lấy nước cốt có thể hòa với 1 ít mật ong. Sau đó dùng bông thấm vào những chỗ bị lỡ loét, ngày bôi 2-3 lần.

Vỏ dưa hấu
Lấy 50g vỏ dưa hấu rửa sạch rồi đem sao vàng, tán thành bột, trộn cùng với 1 ít mật ong và bôi vào chỗ loét 1-2 lần/ ngày. Bởi vỏ dưa hấu có tính hàn, thường dùng điều trị các bệnh nóng trong có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.

Nước cam, nước chanh
Uống nước cam, chanh hằng ngày rất tốt cho những người bị nhiệt miệng. Bởi trong cam, chanh có chứa rất nhiều vitamin B, C, folate có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch. Đẩy nhanh quá trình chữa lành các vết thương và chống viêm hiệu quả.

Trên đây là một số thông tin về chứng nhiệt miệng hay gặp ở trẻ nhỏ. Với những cách chữa trị đơn giản an toàn mà hiệu quả. Các mẹ hãy chú thích lại đề phòng con em mình bị mắc chứng bệnh nhiệt miệng này nhé!

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *