Viêm mũi dị ứng ở trẻ và cách phòng chống đúng cách

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vì thế các bậc phụ huynh nên chú ý để giúp trẻ tránh xa các tác nhân gây bệnh. Giúp trẻ có sức khỏe tốt để phát triển toàn diện.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ
Thông thường viêm mũi dị ứng xuất hiện ở những trẻ có cơ địa dị ứng. Chính vì lý do đó nên cùng một tác nhân gây ra thì có trẻ bị dị ứng trẻ thì không. Bên cạnh đó, hệ thống miễn dịch của trẻ còn yếu. Trẻ rất dễ mắc bệnh. Ngoài ra có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng ở trẻ mà bạn nên tham khảo:

Do dị ứng thời tiết và môi trường: Do trẻ nhạy cảm trước sự thay đổi của thời tiết (thời tiết thay đổi thất thường từ nóng sang lạnh) làm cơ địa của bé chưa kịp thích nghi. Môi trường ô nhiễm bụi bẩn cũng là nguyên nhân làm tăng sự xuất hiện viêm mũi dị ứng.
Do tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng: Viêm mũi dị ứng xảy ra do cơ thể trẻ dị ứng với các tác nhân xung quanh như: Trẻ tiếp xúc với lông chó mèo, phấn hoa, nấm mốc,… Gây nên tình trạng dị ứng và lâu dần sẽ gây nên viêm mũi dị ứng.
Do trẻ mắc phải các bệnh về viêm đường hô hấp: Khi trẻ mắc phải một số bệnh viêm đường hô hấp như: viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản,… Gây ra phản ứng trên lớp niêm mạc mũi. Vì thế trẻ dễ mắc phải viêm mũi dị ứng.
viêm mũi dị ứng ở trẻ
Một số triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ
Khi trẻ mắc viêm mũi dị ứng thường xuất hiện những biểu hiện ra bên ngoài. Vì vậy người lớn nên cảnh giác để sớm nhận biết bệnh

Thứ nhất, trẻ bị ngứa mũi: Ngứa mũi là triệu chứng điển hình. Xuất hiện đầu tiên nếu trẻ mắc viêm mũi dị ứng. Ngoài ra trẻ thường xuyên bị hắt xì hơi nhiều lần.
Thứ hai, chảy nước mũi: Chảy nước mũi trong thường xuyên chính là dấu hiệu dễ gặp. Đây cũng là dấu hiệu để phân biệt với triệu chứng bệnh viêm xoang.
Thứ ba, một số dấu hiệu khác như: Chảy nước mắt, đau nhức mũi, khô họng, ngạt mũi nhiều lúc phải thở bằng miệng. Khiển trẻ biếng ăn và trở nên mệt mỏi.
Các biểu hiện này xuất hiện tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh viêm mũi dị ứng mà trẻ mắc phải, nếu viêm mũi dị ứng đã trở thành mãn tính thì sẽ kèm theo các triệu chứng ù tai, nhức đầu.

viêm mũi dị ứng ở trẻ

Cách phòng chống viêm mũi dị ứng ở trẻ
Để trẻ không mắc phải bệnh viêm mũi dị ứng, cha mẹ nên chú ý những điều sau đây:

Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý: nên sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để sửa sạch mũi cho trẻ, thực hiện 2-3 lần/ ngày nhất là sau khi hoạt động ngoài trời, giúp loại bỏ chất nhầy, bụi bẩn, vi khuẩn trong mũi bé .
Xung quanh nhà hạn chế trồng hoa, không nên nuôi chó mèo trong nhà, nếu có thì hạn chế đến mức tối đa không cho trẻ tiếp xúc với các loài vật nuôi
Không để trẻ tự ý ngoáy mũi bằng tay
Vệ sinh nhà ở sạch sẽ thoáng mát tạo môi trường trong lành cho trẻ
Thời tiết thay đổi cần giữ ấm cho trẻ khi trời trở lạnh, không để chân trẻ bị lạnh khi ngủ
Cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin tăng sức đề kháng
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vì thế các bậc phụ huynh nên chú ý để giúp trẻ tránh xa các tác nhân gây bệnh. Giúp trẻ có sức khỏe tốt để phát triển toàn diện.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *