Chỉ số Apgar ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ nên nắm rõ

Trẻ sơ sinh có chỉ số Apgar thấp hơn 4 cần đặt trong tình trạng cấp cứu. Cần sự chăm sóc đặc biệt như trợ thở, truyền dịch, thuốc…

Ngay khi chào đời, trẻ sơ sinh sẽ được tiến hành kiểm tra chỉ số Apgar. Đây là chỉ số đầu tiên trong đời của bé và chắc hẳn mẹ sẽ rất nóng lòng muốn biết kết quả chỉ số này. Vậy chỉ số Apgar là gì và được tính như thế nào?

Chỉ số Apgar là gì?


Chỉ số Apgar đánh giá sức khỏe tổng quát của trẻ sơ sinh ngay khi chào đời. Chỉ số này được một bác sĩ gây mê người Mỹ Virginia đưa ra vào năm 1952. Theo đó chỉ số được đánh giá dựa theo 5 tiêu chí đơn giản. Mỗi tiêu chí được cho từ 0-2 điểm. Chỉ số Apgar được tính bằng tổng điểm các tiêu chí và có mức từ 0-10.

Apgar là từ viết tắt của 5 yếu tố: Hoạt động chân tay (Activity). Nhịp tim (Pulse). Phản ứng cơ thể khi bị kích thích (Grimace). Màu sắc cơ thể (Appearance). Và nhịp thở (Respiratin). Chỉ số này giúp đánh giá được sức khỏe tổng quát của bé lúc mới sinh.

Những tiêu chí đánh giá của chỉ số Apgar
Với mỗi tiêu chí sẽ được đưa ra thang điểm 0,1 hoặc 2. Ví dụ với yếu tố cử động chân tay: Không cử động (0) Cử động một chút ở chân và tay (1) Cử động tốt (2). Tương tự với 4 tiêu chí còn lại được đánh giá theo thang điểm như trong bảng.

Thử nghiệm Apgar thường thực hiện hai lần cho trẻ: một lần vào lúc mới sinh và một lần sau đó 5 phút. Đôi khi, nếu có những vấn đề khá nguy hiểm cho trẻ thì thử nghiệm được làm thêm một lần nữa vào phút thứ 10 sau sinh.

Xếp hạng chỉ số Apgar
Để tiến hành bài kiểm tra cho bé, bác sĩ sẽ tiến hành đo 5 chỉ số Apgar và cho điểm theo thang điểm từ 0 đến 2, tổng điểm “lý tưởng” của 5 chỉ số là 10. Tương ứng với mỗi mức điểm ở từng chỉ số sẽ cho thấy tình trạng của bé ra sao.

Những em bé khỏe mạnh có chỉ số Apgar trên 7 ở lần thử đầu tiên. Tuy nhiên những trẻ có chỉ số thấp từ 4-6 không có nghĩa là không khỏe mạnh. Bé cần được hỗ trợ y tế như thở oxi hoặc hút đờm, sau đó lại khỏe mạnh bình thường.

Trẻ sơ sinh có chỉ số Apgar thấp hơn 4 cần đặt trong tình trạng cấp cứu. Cần sự chăm sóc đặc biệt như trợ thở, truyền dịch, thuốc…

Ở phút thứ 5 sau sinh, bé sẽ được đánh giá lại chỉ số Apgar. Nếu chỉ số này vẫn không cải thiện thì bác sĩ cần theo dõi bé sát sao bằng nghiệp vụ y khoa cần thiết. Có nhiều bé sinh ra có vấn đề nhất là về tim phổi vì chưa quen với môi trường sống bên ngoài tử cung. Mẹ không nên lo lắng quá về chỉ số Apgar lần 1 dưới 7, vì thường sẽ cải thiện ở lần 2 và lần 3.

Chỉ số Apgar thấp (khoảng 7-8) ở lần thử đầu tiên là hoàn toàn bình thường. Những bé sinh trong ca sản khó hoặc sinh thiếu tháng thường có chỉ số thấp hơn. Tuy nhiên chỉ số này không hứa hẹn một sức khỏe tốt lâu dài cho các bé. Nhưng cũng rất quan trọng trong thời điểm bé chào đời để theo dõi và cần trợ giúp khi cần thiết.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *