Bà bầu liệu có nên ăn trứng lộn hay không?

Bé dễ bị hen: Thực hư chuyện này như thế nào vẫn chưa được các chuyên gia kiểm định. Vì vậy bạn không nên tin vào những tin đồn vô căn cứ như thế này.

Trứng vịt lộn hay trứng cút lộn là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao và phù hợp với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên với bà bầu thì sao? Đối tượng mà chế độ dinh dưỡng có phần hơi “khó tính” một chút liệu ăn trứng lộn có ảnh hưởng gì không? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm được nhiều thông tin thú vị nhé.


1. Ưu nhược điểm của việc ăn trứng lộn
Một quả trứng vịt lộn cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bao gồm protein, lipit, canxi, photpho, cholesterol, chất béo, vitamin nhóm A B C, sắt và năng lượng. Như vậy, trứng lộn chính là nguồn dinh dưỡng cần thiết dành cho bà bầu.

trứng vịt lộn

2. Những lưu ý cần biết khi ăn trứng lộn đối với các bà bầu
Trứng lộn có chứa nhiều cholesterol nên không tốt cho các bà bầu đang trong quá trình tăng cân. Vì vậy bạn không nên ăn quá nhiều trứng lộn khi đang mang thai. Thực phẩm này sẽ khiến bạn dễ tăng cân quá mức. Và dễ dẫn tới tình trạng béo phì sau khi sinh. Hay các bệnh về tim mạch huyết áp tiểu đường và gout. Ăn nhiều trứng vịt lộn cũng có thể gây đầy bụng và khó tiêu. Điều này cực kì nên tránh đối với bà bầu. Vì sẽ gây nên cảm giác mệt mỏi thiếu chất và táo bón.

Thêm vào đó, hàm lượng vitamin A trong trứng vịt lộn cũng khá cao. Khi mang thai việc dư thừa vitamin A trong thai kỳ rất nguy hiểm đối với sự phát triển của đứa bé. Có thể gây dị dạng hoặc ngộ độc cho thai nhi. Chính vì thế, hãy cân nhắc khi sử dụng trứng vịt lộn nhé!

Khi mang thai, các bà bầu cần bổ sung dinh dưỡng từ nhiều nguồn khác nhau. Tránh tình trạng ăn quá nhiều một loại thực phẩm. Mỗi tuần, ăn khoảng 2 – 3 quả trứng vịt lộn là đã cung cấp được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé rồi nhé. Đặc biệt nên ăn rải rác trong một tuần và không nên ăn trong cùng một lúc.

Một lưu ý đáng quan trọng đó là loại rau răm thường được ăn kèm với trứng vịt lộn. Bà bầu không nên ăn loại rau này trong 3 tháng đầu tiên của thai kì. Vì nó có thể làm mẹ bầu ra máu. Thậm chí làm tăng nguy cơ sảy thai. Ăn một, hai lá rau răm để tăng hương vị thì được. Nếu ăn nhiều và ở mức độ thường xuyên thì hoàn toàn không nên nhé!

Các mẹ bầu cũng không nên ăn cùng lúc các loại thực phẩm nhiều vitamin A. Như gan động vật hoặc uống bổ sung vitamin cùng lúc với trứng lộn. Do trong trứng vịt lộn đã có chứa hàm lượng đạm khá cao nên không thích hợp ăn buổi tối. Vì có thể gây khó tiêu, đầy hơi. Và có thể khiến bạn mất ngủ, nên ăn buổi sáng là tốt nhất.

Đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao hoặc các bệnh tim mạch, nên hạn chế không ăn trứng vịt lộn. Để tránh tình trạng tắc nghẽn mạch máu do lượng cholesterol cao. Trứng vịt lộn khi ăn nên được rửa sạch và nấu chín kỹ. Có thể do một chút vấn đề về tâm linh mà các bà bầu không nên ăn trứng lộn vào các ngày rằm và mùng một. Đặc biệt không nên ăn trứng lộn khi nó đã hình thành thai nguyên con.

trứng vịt lộn

3. Những quan niệm sai lần về việc ăn trứng lộn của bà bầu
Sinh con chân dài: Chuyên gia đã khẳng định chân dài hay ngắn là do di truyền. Tuyệt đối không hề liên quan gì đến việc ăn trứng lộn cả.

Sinh con nhiều tóc: Tóc của bé được quy định bởi gen của cha mẹ và hàm lượng canxi trong thai kì và sau khi sinh. Chứ không hề có căn cứ gì chỉ rõ rằng ăn trứng lộn sẽ giúp con nhiều tóc.

Bé dễ bị hen: Thực hư chuyện này như thế nào vẫn chưa được các chuyên gia kiểm định. Vì vậy bạn không nên tin vào những tin đồn vô căn cứ như thế này.

Như vậy, với những thông tin cung cấp trên đây hi vọng các bạn đã có cho mình những kiến thức cần thiết trong việc lên thực đơn dinh dưỡng rồi nhé. Phụ nữ mang thai thường cần khắt khe hơn trong khẩu phần ăn của mình. Do đó hãy theo dõi vài viết của chúng tôi thường xuyên hơn để có cho mình những thông tin hữu ích nhé.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *